Kinh doanh trên mạng bắt đầu từ đâu? Làm như thế nào?

Tổng quan

Kinh doanh trên mạng bắt đầu từ đâu là một câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Trong thời gian qua tôi đã nhận được hàng trăm câu hỏi liên quan đến vấn đề này.
Kinh doanh trên mạng cũng có thể gọi là thương mại điện tử.
Thương mại điện tử tiếng Anh là Electronic Commerce hay thường viết tắt là eCommerce. Khi nói đến thương mại điện tử là người ta hay nghĩ đến việc sử dụng Internet trợ giúp cho công việc kinh doanh. Trên thực tế, thương mại điện tử có vai trò quan trọng hơn nhiều.
Vậy chúng ta hiểu thương mại điện tử như thế nào?
Có một số ý kiến cho rằng: thương mại điện tử là mọi hình thức giao dịch được hỗ trợ bởi các phương tiện điện tử. Nói như vậy có nghĩa là tất cả mọi hoạt động kinh doanh hiện nay đều là thương mại điện tử vì đều sử dụng điện thoại, fax hay email… và tất cả đều là phương tiện điện tử?

Trước hết, thuật ngữ thương mại điện tử chỉ mới được sử dụng khi có một số người đã thực hiện được việc mua bán qua mạng Internet bằng cách trả tiền bằng một loại tiền đã được mã hoá.
Vậy thương mại điện tử chỉ có thể thực hiện được qua Internet hay hệ thống các máy tính nối mạng?
Đúng như vậy, nhưng không phải giao dịch nào trên Internet cũng được gọi là thương mại điện tử.
Các công cụ marketing online hiệu quả nhất chính là chiếc chìa khóa để phát triển và mở rộng thị trường đối với các doanh nghiệp dù nhỏ hay lớn. Việc tìm kiếm các công cụ theo từng mục đích sử dụng để làm tiếp thị trực tuyến không phải là quá khó nhưng mất rất nhiều thời giờ để trải nghiệm và chọn lọc. Thế Giới Quảng Cáo  xin giới thiệu đến bạn danh sách các công cụ marketing online hiệu quảdưới đây với mỗi nhóm là 5 công cụ hoặc dịch vụ hàng đầu:

Bắt đầu kinh doanh trên mạng

Để bắt đầu, nhất thiết bạn phải tạo dựng cho công việc kinh doanh của bạn 1 trang web (website). Đó có thể là 1 trang web bán hàng trực tiếp (người mua có thể bắt đầu chọn sản phẩm, thanh toán tiền và nhận hàng), hoặc cũng có thể trang web chỉ cung cấp thông tin giới thiệu sản phẩm như hình ảnh, giá cả, thông tin kỹ thuât,….
Một trang web nhất thiết phải có:
  • Tên miền (domain): là tên trang web của bạn, ví dụ: toilaai.com
  • Hosting (nơi lưu trữ thông tin của trang web)
  • Nội dung bên trong trang web (content): là thông tin sản phẩm, dịch vụ của bạn

1. Đăng ký domain (tên miền), tạo website:

Ngày nay, công việc mua tên miền, tạo trang web không có gì khó khăn. Bạn có thể thua nhà cung cấp dịch vụ trọn gói hoặc tự bạn có thể làm điều này. Sau đây chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn danh sách các nhà cung cấp tên miền và hosting uy tính hàng đầu thế giới:
  • Godaddy: Nhà cung cấp domain (tên miền), host và các dịch vụ web uy tín số một thế giới với nhiều chương trình giảm giá quanh năm.
  • Namecheap: Đối thủ cung cấp domain thực sự của Goddady, miễn phí  1 năm domain whois (bảo mật thông tin người sở hữu tên miền).
  • Sedo: Nơi đăng ký, mua, bán, đấu giá domain.
  • Flippa: Chợ mua bán trang web hàng đầu thế giới.
  • WebsiteBroker: Nhà môi giới cho người muốn bán hoặc mua trang web với các tên miền đẹp.

2. Host chất lượng cao:

  • HostGator: Lựa chọn host hàng đầu của các nhà phát triển website chuyên nghiệp tại Việt Nam và thế giới.
  • iPage (3 tháng đầu 1.99USD/tháng): Domain miễn phí, không giới hạn dung lượng, băng thông, miễn phí phần mềm SiteLock bảo vệ trang web.
  • SiteGround:  Miễn phí domain 1 năm, có máy chủ host tại châu Á (Singapore).
  • Dreamhost: Host đoạt nhiều giải thưởng danh giá trên thế giới, được người dùng Việt Nam đánh giá cao từ nhiều năm trước vì độ ổn định và dịch vụ hỗ trợ.
  • Stablehost: Host chất lượng cao, ổn định, không giới hạn số lượng.  Thiết lập site WordPress, Drupal hay phpBB… chỉ với 1 click.

3. Tạo trang web mạnh mẽ và giao diện đẹp với WordPress:

  • WordPress.org (miễn phí): Nhà sáng tạo cms mã nguồn mở phát triển nhanh nhất hiện nay.
  • Genesis (59,95USD): Framework mạnh và nổi tiếng tương đương Thesis, bản quyền update trọn đời.
  • Catalyst (127USD, hoàn tiền trong 30 ngày): Tự do sáng tạo trang web tuyệt đẹp, thiết kế đơn giản không cần biết đến coding.
  • Themeforest (từ 20 USD): Bộ sưu tập theme khổng lồ với giao diện chuyện nghiệp dành cho mọi thể loại từ shop online, thương mại điện tử, tạp chí…
  • Elegant Themes:  82 giao diện tạo web về phong cách, tin tức, shop bán hàng… tuyệt đẹp với giá trung bình chỉ 0,49USD/theme!

4. Plugin WordPress:

Bạn có thể chọn gần 1400 plugin WordPress (chức năng bổ sung cho WordPress) có bản quyền được ưa chuộng như UberMenu, LayerSlide 3D… hoặc hàng ngàn plugin miễn phí trong kho của WordPress.
  • WordPress SEO (miễn phí): Hỗ trợ SEO mạnh hàng đầu WordPress kèm chức năng tạo sitemap.
  • Better WP Security (miễn phí): Ngăn ngừa hiệu quả khả năng trang web bị hacker tấn công.
  • Socialize (miễn phí): Plugin tạo các nút chia sẻ mạng xã hội gọn nhẹ và ấn tượng.
  • WP Super Cache (miễn phí): Tăng tốc độ cho trang web, từ đó tăng lượng truy cập.
  • Askimet (miễn phí): Plugin cài sẵn bảo vệ trang web không bị comment và trackback spam.

5. Phần mềm tạo trang web:

  • Artisteer (49,95USD): Thiết kế trang web tự động, tạo ra theme cho Joomla, Drupal, WordPress…
  • Dreamweaver (19,99USD/tháng): Công cụ thiết kế web nổi tiếng có thể tích hợp Photoshop từ hãng phần mềm Adobe.
  • XsitePro (197USD): Thiết kế trang web chuyên nghiệp dễ dàng cho newbie.
  • Theme Joomla (từ 10USD): Trên 230 theme Joomla với giao diện bắt mắt, phục vụ nhiều mục đích với chức năng SEO mạnh mẽ.
  • Theme Drupal (từ 35USD): 64 bộ theme Drupal do các nhà thiết kế chuyện nghiệp phát triển, tích hợp khả năng SEO.

6. Công cụ từ khóa, thị trường:

  • Google Adwords (miễn phí):  Làm marketing online không thể bỏ qua công cụ mạnh mẽ và hữu ích này.
  • Rank Tracker (miễn phí): Phần mềm tìm từ khóa cho thị trường chuyên nghiệp hàng đầu hiện nay.
  • Keyword Academy (miễn phí): Ebook và video hướng dẫn cách kiếm tiền từ phân tích từ khóa.
  • SEOMoz (free 30 ngày): Tên tuổi SEO lừng lẫy nhất thế giới với nhiều thông tin free giá trị.
  • SEOBook Tools (miễn phí): Nhiều công cụ đa năng và tiện dụng để nghiên cứu sâu hơn về từ khóa.

7. Công cụ xếp hạng, spy:

  • SEOQuake (miễn phí): Công cụ kiểm tra thứ hạn trang web hữu ích và tiện dụng.
  • SEO SpyGlass: (miễn phí): Theo dõi mức độ cạnh tranh của đối thủ để đưa trang web của bạn lên trang đầu Google.
  • Advanced web ranking (miễn phí): Nghiên cứu và theo dõi xếp hạng (rank) từ khóa trên trang web của bạn.
  • Rank Trackers (miễn phí): Theo dõi xếp hạng từ khóa của bạn mỗi ngày một cách đơn giản, hiệu quả.
  • SpyOnWeb (miễn phí): Kiểm tra các thông tin web liên quan của một chủ sở hữu.

8. Các công cụ SEO mạnh nhất:

  • SEOBook (miễn phí): Bộ công cụ mạnh mẽ và đa năng hàng đầu hiện nay, tích hợp nhiều chức năng so sánh từ khóa và SEO.
  • Raven Tools: (free 30 ngày): Kết nối tuyệt vời giữa hơn 30 chức năng mạnh mẽ từ SEO cho đến social media.
  • SemRush (miễn phí): Công phụ phân tích từ khóa hàng đầu thế giới nhằm tối ưu hóa SEO và SEM.
  • SEOPowerSuite (miễn phí): Kết hợp những chức năng quan trọng của SEO – theo dõi từ khóa, tối ưu hóa và tạo backlink.
  • Traffic Travis (miễn phí): Tìm điểm yếu của bạn để qua mặt đối thủ bằng cách tối ưu và tạo backlink.

9. Kiểm tra, tạo backlink:

  • LinkAssitant (miễn phí): Giúp bạn xây dựng backlink nhanh chóng và an toàn.
  • Ahrefs (miễn phí): Kiểm tra và tạo backlink hiệu quả với kho dữ liệu khổng lồ.
  • Open Site Explorer (miễn phí): Con đẻ của SEOMoz không thể là kẻ tầm thường.
  • Google Webmaster (miễn phí): Không tốn tiền nhưng rất có giá trị.
  • Bing Webmaster Tools (miễn phí): Tay chơi mới nổi lên nhưng đã tạo được uy tín.

10. Tối ưu tốc độ và chức năng trang web:

  • Google Developers Speed (miễn phí): Kiểm tra và tối ưu hóa tốc độ trang web của bạn.
  • Website Auditor (miễn phí): Làm theo checklist tối ưu hóa trang web để đưa lên top Google.
  • Down for Everyone or Just Me (miễn phí): Kiểm tra trang web có bị down hay không, nhắn tin SMS thông báo nếu có.
  • Woorank (miễn phí): Phân tích các chỉ số về lượng truy cập và tối ưu hóa SEO onpage.
  • Website Optimization (miễn phí): Kiểm tra dung lượng, thành phần và tốc độ tải trang web.

11. Công cụ phân tích (Analytics):

  • Google Analytics (miễn phí): Giúp bạn biết có những ai truy cập vào trang web của bạn và họ đến từ đâu.
  • Google Webmaster (miễn phí): Giúp trang web của bạn thân thiện hơn với công cụ tìm kiếm số 1 thế giới.
  • Bing Webmaster (miễn phí): Công cụ từ máy tìm kiếm lớn thứ hai chỉ sau Google.
  • Facebook Insights (miễn phí): Nếu bạn dùng nhiều Facebook thì đây là công cụ rất tốt.
  • Ogggy (miễn phí): phân tích và kiểm tra cùng lúc nhiều trang web.

12. Tạo sitemap, ping trang web:

  • XML-Sitemaps (miễn phí): Tạo sitemap miễn phí theo chuẩn Google.
  • Pingomatic (miễn phí): Công cụ ping blog và trang web hàng đầu.
  • Mass-ping (miễn phí): Tự do ping bao nhiêu url tùy thích.
  • Imtalk.org (miễn phí): Giới thiệu blog/web của bạn đến hơn 3.000 trang web khác nhau.
  • Googleping (miễn phí): Ping đến Google và các máy tìm kiếm khác thật dễ dàng.

13. Làm graphic, banner, logo, text:

  • Graphicriver (từ 1USD): Trên 100.000 graphic đẹp mắt để lựa chọn vào trang web của bạn.
  • XHeader (miễn phí): Tạo banner chuyên nghiệp với nhiều kích cỡ, thiết kế dựng sẵn.
  • Logo Ease (miễn phí): Thiết kế logo hiệu quả ngay trên web.
  • PDFCreator (miễn phí ): Tạo file PDF với nhiều chức năng kèm theo để chọn lựa.
  • OpenOffice (miễn phí ): Bộ công cụ văn phòng đa năng để thay thế Microsoft Office.

14. Tạo bài viết, spin:

  • Article Spinner (miễn phí): Nhân bản nhiều bài viết hiệu quả.
  • Spinner Chief (miễn phí): Phần mềm spinner free nổi tiếng nhiều năm qua.
  • The Best Spinner (7USD thử nghiệm 7 ngày): Đúng với tên gọi của nó – Spinner tốt nhất.
  • Kontentmachine (free 7 ngày):  Tạo nội dung tự động phù hợp từng lĩnh vực.
  • CopyScape (miễn phí): Kiểm tra trang web có bị sao chép trên internet hay không.
Sức mạnh mà marketing online (hay còn gọi tiếp thị trực tuyến, internet marketing) nằm ở chi phí thấp hơn rất nhiều so với các kênh tiếp thị truyền thống trong khi hiệu quả rộng khắp và bền lâu. Vì thế marketing online được mệnh danh là cách tiếp thị sản phẩm hiệu quả nhất thế giới hiện nay. Để tận dụng được thị trường hơn một phần ba dân số Việt Nam – cũng như hàng trăm triệu người sử dụng internet trên thế giới – bạn cần sở hữu các công cụ marketing online hiệu quả nhất hiện có bên cạnh một chiến lược marketing online hợp lý nhất.

Các công cụ marketing online hiệu quả:

  1. Xây dựng liên kết với mạng xã hội (social media)
  2. Email marketing
  3. Plugin tạo membership cho trang web WordPress
  4. Platform tạo diễn đàn (forum)
  5. Tạo thăm dò ý kiến (poll)
  6. Bán hàng, thanh toán, affiliate marketing
  7. Dịch vụ thuê ngoài (outsourcing)
  8. Quảng cáo
  9. Bộ sưu tập, chỉnh sửa, tạo hình ảnh
  10. Tạo video, nguồn chia sẻ video
  11. Triển lãm, hội thảo, tin tức marketing online
  12. Quản lý, truyền dữ liệu
  13. Quản lý thời gian, công việc
  14. 28. Công cụ marketing online khác
  15. Các khóa học marketing online hiệu quả

Like This Post? Please share!

  • Share to Facebook
  • Share to Twitter
  • Share to Google+
  • Share to Stumble Upon
  • Share to Evernote
  • Share to Blogger
  • Share to Email
  • Share to Yahoo Messenger
  • More...

No comments :

Leave a Reply

Scroll to top