Nokia vẫn “nói không” với smartphone sử dụng nền tảng Android, tuy nhiên, hãng công nghệ Phần Lan này vẫn đang bỏ ngỏ khả năng sử dụng nền tảng của Google cho phân khúc máy tính bảng của mình.
Từ lâu vấn đề về việc liệu Nokia có ý định sử dụng nền tảng Android trên các sản phẩm của mình hay không vẫn đang là thắc mắc được giới công nghệ và người sử dụng quan tâm nhiều nhất. Và có vẻ như, điều mà không ít người đang mong đợi này có khả năng trở thành sự thật.
Trong một bài phỏng vấn với giới truyền thông tại Úc vào hôm qua, khi được hỏi liệu Nokia có dự định đặt chân vào phân khúc máy tính bảng hay không và nếu có hãng sẽ sử dụng nền tảng nào cho sản phẩm của mình, CEO Stephen Elop cho biết Nokia đang “cân nhắc mọi tùy chọn về nền tảng sử dụng” nếu đặt chân vào phân khúc máy tính bảng.
“Chúng tôi sẽ cân nhắc mọi sự lựa chọn (bao gồm cả Android lẫn Windows)… Điều quan trọng là mang lại sự đồng bộ cho người sử dụng. Chẳng hạn nếu đang sử dụng Lumia 920 với nền tảng Windows Phone, bạn sẽ muốn có một chiếc máy tính bảng hay PC sử dụng Windows… điều này sẽ mang lại cho người dùng cơ hội trải nghiệm đồng bộ với nhau”, Elop cho biết.
Mặc dù nhận định của Elop cho thấy Nokia đang nghiêng hẳn về phía Microsoft với nền tảng Windows nếu như hãng công nghệ Phần Lan đặt chân vào phân khúc máy tính bảng, nhưng với thông tin “cân nhắc mọi sự lựa chọn” có nghĩa rằng Android vẫn còn cơ hội để “kết duyên” cùng Nokia.
Stephen Elop cũng giải thích lý do tại sao Nokia chưa vội đặt chân vào phân khúc máy tính bảng bởi lẽ hãng đang muốn nhìn vào kết quả chiếc máy tính bảng Surface của Microsoft để tự rút ra bài học cho riêng mình trước khi vội vã đặt chân vào phân khúc có sự cạnh tranh khốc liệt này.
“Chúng tôi đang nghiên cứu thị trường một cách kỹ càng. Khi Microsoft giới thiệu chiếc máy tính bảng Surface, chúng tôi đã học hỏi được từ đó và hiểu được cách thức phù hợp để gia nhập vào thị trường máy tính bảng, tại thời điểm thích hợp”, Elop cho biết.
Việc Nokia đặt chân vào phân khúc máy tính bảng, thị trường công nghệ sôi động hàng đầu hiện nay bên cạnh thị trường smartphone, là điều được cho là sẽ xảy ra một sớm một chiều.
Tuần trước Nokia đã gửi thư mời đến giới truyền thông để sẵn sàng cho ngày mở màn của mình tại Hội nghị di động thế giới MWC 2013 sẽ chính thức bắt đầu vào ngày 25/2 tới đây.
Tại MWC 2012, Nokia đã cho ra mắt chiếc smartphone với camera “khủng” PureView 808, còn tại triển lãm lần này, giới công nghệ tin rằng Nokia sẽ cho ra mắt chiếc máy tính bảng đầu tiên sử dụng nền tảng Windows RT, vốn đã xuất hiện cách đây khá lâu dưới dạng các tin đồn.
Android, sự lựa chọn phù hợp cho định hướng phát triển của Nokia?
Stephen Elop cũng cho biết về định hướng tương lai của Nokia, trong đó hãng sẽ tiếp tục tập trung vào các phân khúc, từ cao cấp đến bình dân, trong đó sẽ chú trọng đến việc giảm hơn nữa giá thành của sản phẩm.
Đáng chú ý, việc chuyển sang sử dụng nền tảng Android có thể được xem là một cách hữu hiệu để giảm giá thành của sản phẩm, khi Nokia sẽ không còn phải mất phí bản quyền như với nền tảng Windows Phone 8 hiện tại. Tuy nhiên, nếu sử dụng nền tảng Android, Nokia cũng sẽ gặp phải không ít trở ngại, nhất là khi sẽ phải cạnh tranh trực tiếp với không ít đối thủ mạnh.
“Chúng tôi lo rằng nếu đặt chân vào nền tảng Android sẽ là muộn màn hơn so với các đối thủ khác vốn đã rất thành công với nền tảng này”, Elop nhận xét. “Nếu nhìn lại 2 năm trước, khi chúng tôi quyết định lựa chọn nền tảng Windows Phone của Microsoft, lúc đó Samsung vốn đã lớn mạnh, HTC và Motorola cũng không thua kém. Tuy nhiên, sau 2 năm, Samsung đã trở nên vượt trội hơn trong khi HTC và Motorola đã trở nên lép vế trên thị trường. Chúng tôi cũng lo ngại rằng điều này sẽ xảy đến với mình”.
Trong bài phỏng vấn của mình, Stephen Elop cũng không quên nhận xét về nền tảng BlackBerry 10 vừa được trình làng tuần trước, và cho rằng người dùng BlackBerry sẽ không có cơ hội trải nghiệm đầy đủ ứng dụng và dịch vụ trên nền tảng này.
“Tôi không muốn bình luận nhiều về BlackBerry. Tuy nhiên khi một doanh nhân hay người dùng mua một chiếc smartphone ngày nay, họ sẽ muốn được nhiều hơn là một thiết bị cầm tay”, Elop cho biết. “Họ sẽ muốn sở hữu một thiết bị phần cứng và một nền tảng phần mềm, với đầy đủ các ứng dụng cần thiết dành cho thiết bị đó”.
Elop cho rằng số lượng các ứng dụng chính là trở ngại lớn nhất mà BlackBerry 10 cần phải vượt qua nếu muốn cạnh tranh với các đối thủ khác hiện có trên thị trường.
Trong một bài phỏng vấn với giới truyền thông tại Úc vào hôm qua, khi được hỏi liệu Nokia có dự định đặt chân vào phân khúc máy tính bảng hay không và nếu có hãng sẽ sử dụng nền tảng nào cho sản phẩm của mình, CEO Stephen Elop cho biết Nokia đang “cân nhắc mọi tùy chọn về nền tảng sử dụng” nếu đặt chân vào phân khúc máy tính bảng.
“Chúng tôi sẽ cân nhắc mọi sự lựa chọn (bao gồm cả Android lẫn Windows)… Điều quan trọng là mang lại sự đồng bộ cho người sử dụng. Chẳng hạn nếu đang sử dụng Lumia 920 với nền tảng Windows Phone, bạn sẽ muốn có một chiếc máy tính bảng hay PC sử dụng Windows… điều này sẽ mang lại cho người dùng cơ hội trải nghiệm đồng bộ với nhau”, Elop cho biết.
Mặc dù nhận định của Elop cho thấy Nokia đang nghiêng hẳn về phía Microsoft với nền tảng Windows nếu như hãng công nghệ Phần Lan đặt chân vào phân khúc máy tính bảng, nhưng với thông tin “cân nhắc mọi sự lựa chọn” có nghĩa rằng Android vẫn còn cơ hội để “kết duyên” cùng Nokia.
Stephen Elop cũng giải thích lý do tại sao Nokia chưa vội đặt chân vào phân khúc máy tính bảng bởi lẽ hãng đang muốn nhìn vào kết quả chiếc máy tính bảng Surface của Microsoft để tự rút ra bài học cho riêng mình trước khi vội vã đặt chân vào phân khúc có sự cạnh tranh khốc liệt này.
“Chúng tôi đang nghiên cứu thị trường một cách kỹ càng. Khi Microsoft giới thiệu chiếc máy tính bảng Surface, chúng tôi đã học hỏi được từ đó và hiểu được cách thức phù hợp để gia nhập vào thị trường máy tính bảng, tại thời điểm thích hợp”, Elop cho biết.
Việc Nokia đặt chân vào phân khúc máy tính bảng, thị trường công nghệ sôi động hàng đầu hiện nay bên cạnh thị trường smartphone, là điều được cho là sẽ xảy ra một sớm một chiều.
Tuần trước Nokia đã gửi thư mời đến giới truyền thông để sẵn sàng cho ngày mở màn của mình tại Hội nghị di động thế giới MWC 2013 sẽ chính thức bắt đầu vào ngày 25/2 tới đây.
Tại MWC 2012, Nokia đã cho ra mắt chiếc smartphone với camera “khủng” PureView 808, còn tại triển lãm lần này, giới công nghệ tin rằng Nokia sẽ cho ra mắt chiếc máy tính bảng đầu tiên sử dụng nền tảng Windows RT, vốn đã xuất hiện cách đây khá lâu dưới dạng các tin đồn.
Android, sự lựa chọn phù hợp cho định hướng phát triển của Nokia?
Stephen Elop cũng cho biết về định hướng tương lai của Nokia, trong đó hãng sẽ tiếp tục tập trung vào các phân khúc, từ cao cấp đến bình dân, trong đó sẽ chú trọng đến việc giảm hơn nữa giá thành của sản phẩm.
Đáng chú ý, việc chuyển sang sử dụng nền tảng Android có thể được xem là một cách hữu hiệu để giảm giá thành của sản phẩm, khi Nokia sẽ không còn phải mất phí bản quyền như với nền tảng Windows Phone 8 hiện tại. Tuy nhiên, nếu sử dụng nền tảng Android, Nokia cũng sẽ gặp phải không ít trở ngại, nhất là khi sẽ phải cạnh tranh trực tiếp với không ít đối thủ mạnh.
“Chúng tôi lo rằng nếu đặt chân vào nền tảng Android sẽ là muộn màn hơn so với các đối thủ khác vốn đã rất thành công với nền tảng này”, Elop nhận xét. “Nếu nhìn lại 2 năm trước, khi chúng tôi quyết định lựa chọn nền tảng Windows Phone của Microsoft, lúc đó Samsung vốn đã lớn mạnh, HTC và Motorola cũng không thua kém. Tuy nhiên, sau 2 năm, Samsung đã trở nên vượt trội hơn trong khi HTC và Motorola đã trở nên lép vế trên thị trường. Chúng tôi cũng lo ngại rằng điều này sẽ xảy đến với mình”.
Trong bài phỏng vấn của mình, Stephen Elop cũng không quên nhận xét về nền tảng BlackBerry 10 vừa được trình làng tuần trước, và cho rằng người dùng BlackBerry sẽ không có cơ hội trải nghiệm đầy đủ ứng dụng và dịch vụ trên nền tảng này.
“Tôi không muốn bình luận nhiều về BlackBerry. Tuy nhiên khi một doanh nhân hay người dùng mua một chiếc smartphone ngày nay, họ sẽ muốn được nhiều hơn là một thiết bị cầm tay”, Elop cho biết. “Họ sẽ muốn sở hữu một thiết bị phần cứng và một nền tảng phần mềm, với đầy đủ các ứng dụng cần thiết dành cho thiết bị đó”.
Elop cho rằng số lượng các ứng dụng chính là trở ngại lớn nhất mà BlackBerry 10 cần phải vượt qua nếu muốn cạnh tranh với các đối thủ khác hiện có trên thị trường.
No comments :