Bitcoin là gì?

Bitcoin (ký hiệu: BTC) là một loại tiền tệ kỹ thuật số phân cấp dựa trên một mã nguồn mở, giao thức internet ngang hàng. Nó được giới thiệu bởi một nhà phát triển tên là Satoshi Nakamoto trong năm 2009.

Trên bình diện quốc tế, bitcoin có thể được trao đổi trực tiếp bằng máy tính cá nhân thông qua một tập tin ví hoặc một trang web mà không cần một tổ chức tài chính trung gian nào. Trong thương mại, 1 Bitcoin được chia thành 100 triệu đơn vị nhỏ hơn gọi là satoshis, được xác định bởi tám chữ số thập phân.

Bitcoin có cách hoạt động khác hẳn so với loại tiền tệ điển hình: Không có một ngân hàng trung ương nào quản lý và nó chỉ dựa trên mạng ngang hàng thuộc internet. Sự cung ứng tiền là tự động, hạn chế, phân chia và có dự kiến, và chúng được cấp cho các máy chủ hoặc "Bitcoin miners" nhằm xác minh giao dịch Bitcoin và ghi chúng vào tệp lưu trữ nhật ký giao dịch cứ 10 phút một. Đăng nhập được mã hóa bởi chữ ký số ECDSA và được xác nhận bởi chuỗi các quá trình xử lý brute force các hàm băm SHA256 biến đổi một cách phức tạp bởi "bitcoin miners." Phí giao dịch có thể áp dụng cho giao dịch mới tùy thuộc vào sự giới hạn trên các nguồn tài nguyên của mạng. Cứ 10 phút hoặc một "block" (gói) của nhật ký giao dịch được gán cho một lượng tiền cung ứng. Số tiền cho mỗi gói phụ thuộc vào thời gian hoạt động của mạng lưới. Hiện tại, 25 bitcoin được cấp phát cho mỗi 10 phút - block. Nó sẽ giảm một nửa còn 12,5 BTC trong năm 2017 và tiếp tục giảm một nửa cho 4 năm tiếp sau cho đến khi có 21 triệu bitcoin lưu hành trên thị trường trực tuyến vào năm 2140.

Bitcoin là loại tiền thay thế được sử dụng rộng rãi nhất trong thương mại điện tử. Đến tháng 3 năm 2013, lượng tiền cơ sở của bitcoin được định giá khoảng 500 triệu USD. Những biến động lớn trong giá trị tương ứng với đồng USD của một Bitcoin đã gợi lên những lời chỉ trích về tính phù hợp kinh tế của Bitcoin như là loại tiền tệ.


(Nguồn: Wikipedia Bitcoin)

Like This Post? Please share!

  • Share to Facebook
  • Share to Twitter
  • Share to Google+
  • Share to Stumble Upon
  • Share to Evernote
  • Share to Blogger
  • Share to Email
  • Share to Yahoo Messenger
  • More...

No comments :

Leave a Reply

Scroll to top