Bitcoin là gì?

Bitcoin ra đời từ năm 2009 nhưng cho đến nay người ta vẫn chỉ biết Bitcoin được giới thiệu bởi một người (hoặc một nhóm người) bí ẩn có biệt hiệu Satoshi Nakamoto.

Tiền tệ vốn là nhân tố quan trọng của nền kinh tế. Hiện nay, các đồng tiền trên thế giới đều được decentralized – do duy nhất một đối tượng (các NHTW) phát hành và quản lý nhằm đảm bảo sự an toàn. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, một đồng tiền điện tử mới xuất hiện và không hề có đặc điểm trên: Bitcoin. Ra đời năm 2009, đây là đồng tiền đầu tiên không được quản lý bởi bất kỳ cơ quan nào. Cho đến nay, người ta vẫn chỉ biết Bitcoin được giới thiệu bởi một người (hoặc một nhóm người) bí ẩn có biệt hiệu Satoshi Nakamoto.
Bitcoin
Không chỉ đặc biệt vì lý do trên, Bitcoin còn thu hút được sự chú ý của cộng đồng khi giá trị của loại tiền tệ này biến động quá mạnh. Một đơn vị Bitcoin chỉ có giá 20 USD hồi đầu tháng 2, tăng vọt lên trên 250 USD trong thời gian gần đây và sau đó lại đột ngột giảm xuống mức 150 USD hôm 11/4. Vậy thì, chính xác thì Bitcoin là gì và đồng tiền này hoạt động ra sao?

Không giống như các đồng tiền truyền thống vốn được phát hành bởi các ngân hàng trung ương, Bitcoin không hề được phát hành hay quản lý bởi một cơ quan tiền tệ tập trung. Thay vào đó, Bitcoin được vận hành bởi một hệ thống máy tính ngang hàng (peer-to-peer) được lập nên bởi các máy tính của người dùng. Hệ thống chia sẻ file BitTorrent hay dịch vụ trò chuyện trực tuyến Skype chính là các ví dụ điển hình cho hệ thống này.

Trở lại với Bitcoin, các đồng tiền này được tạo ra bằng các thuật toán. Các máy tính kết nối với hệ thống sẽ triển khai nhiều bước xử lý số liệu phức tạp. Quá trình này được gọi là “mining” (có lẽ thuật ngữ này được chọn cũng bởi quá trình tạo ra Bitcoin có nhiều điểm tương đồng so với quá trình khai thác mỏ).  Các thuật toán trong hệ thống tạo ra Bitcoin được thiết lập sao cho ngày càng khó để có thể “đào” được Bitcoin. Đồng thời, tổng số Bitcoin được tạo ra không bao giờ được phép vượt quá con số 21 triệu. Qui tắc này được đưa ra để không ai có thể phát hành Bitcoin ồ ạt và giảm giá trị của những đồng tiền đang lưu thông.

Toàn bộ các công tác kiểm soát, tạo ra Bitcoin thông qua “mining” và giám sát quá trình lưu chuyển Bitcoin giữa những người sử dụng đều được thực hiện bởi hệ thống máy tính. Tất cả hoạt động của các máy tính tham gia vào hệ thống này đều được cập nhật về máy chủ.  Gần như mỗi 10 phút, một người dùng có các thao tác nâng cấp được báo về máy chủ và được hệ thống thông qua sẽ được thưởng một số Bitcoin cố định (hiện nay là 25 Bitcoin). Do đó, những người theo đuổi Bitcoin phải sử dụng các máy tính cực mạnh (thậm chí là chặn máy tính của những người khác) để có thể “đào” Bitcoin hiệu quả.

Người sở hữu Bitcoin có thể mua bán đồng tiền này và qui đổi ra một vài đồng tiền khác. Bitcoin cũng có thể được chuyển trực tiếp từ người này sang người khác trên Internet thông qua phần mềm tương thích. Những đặc điểm này khiến Bitcoin trở thành một đồng tiền lý tưởng cho việc làm đồng tiền thanh toán trong các giao dịch quốc tế vì không cần phải chú ý đến trả phí cho ngân hàng hay biến động tỷ giá.

Hiện nay, một số nhà cung cấp dịch vụ internet (như web hosting (dịch vụ cho thuê chỗ máy chủ Internet để đặt website lên mạng) hoặc đánh bạc trực tuyến online gambling) đã chấp nhận thanh toán bằng Bitcoin. Tính phức tạp và bí ẩn của hệ thống tạo ra Bitcoin cũng khiến đồng tiền này có sức hút lớn đối với những kẻ rửa tiền hoặc buôn ma túy.

Tuy nhiên, hầu hết cộng đồng vẫn hoài nghi về đồng tiền này. Nguyên nhân là do phần mềm tạo ra và sử dụng Bitcoin quá phức tạp và giá trị của một đơn vị Bitcoin biến động quá mạnh. Cũng giống như BitTorrent không phải là dịch vụ chia sẻ file đầu tiên trên thế giới hay Skype không phải là dịch vụ thoại trực tuyến đầu tiên, có thể Bitcoin sẽ chỉ là kẻ đi tiên phong trong lĩnh vực tiền điện tử. Và, Bitcoin sẽ bị vượt qua bởi một đồng tiền khác dễ sử dụng hơn.

Like This Post? Please share!

  • Share to Facebook
  • Share to Twitter
  • Share to Google+
  • Share to Stumble Upon
  • Share to Evernote
  • Share to Blogger
  • Share to Email
  • Share to Yahoo Messenger
  • More...

No comments :

Leave a Reply

Scroll to top